Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường

0
1253

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, đây là một căn bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa cabonhydrat, mỡ, protein khi hooc môn insulin bị suy giảm hoặc kém hoạt động trong cơ thể.

Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì nó có biến chứng rất phức tạp, những biến chứng của nó thường dẫn đến những bệnh hiểm nghèo ví dụ như các bệnh về tim mạch, mù mắt, suy thận, hoại tử …

Có những loại bệnh tiểu đường nào?

Bệnh tiểu đường loại 1

Chỉ có khoảng 5-10% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thuộc loại 1, đa phần tiểu đường loại này ở độ tuổi từ 20 tuổi đổ xuống.

Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến tụy bị phá hủy không sản sinh được insulin, dẫn đến glucose không thể vận chuyển và tết bào gây rối loạn chuyển hóa các chất.

Bệnh nhận mắc phải tiểu đường loại 1 sẽ phải sống với với bệnh suốt đời, hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường loại 2

Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90 – 95% trong tổng số bệnh nhận mắc bệnh tiểu đường. Tiểu đường loại này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây được coi như một căn bệnh về lối sống vì bệnh này được hình thành do thói quen sinh hoạt của con người. Do lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý …

Bệnh tiểu đường loại 3

Loại này chỉ xảy ra ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Khác với 2 loại trên, loại này sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra, hoặc đôi khi bệnh sẽ phát triển lên tiểu đường loại 2. Phụ nữ mang thai ở tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường loại 3.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Có các triệu chứng như tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng sẽ xuất hiện khi bạn mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường loại 2 thường không có bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu vì bệnh này thường chuẩn đoán muộn từ 7-10 năm, chỉ có các sét nghiệm máu theo định kỳ thì mới có thể phát hiện bệnh sớm nhất.

Chế độ ăn uống khi bị bệnh tiểu đường

Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất xơ (ví dụ như bột ngũ cốc dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường) cho  vì những chất sơ sẽ được tiêu hóa chậm hơn từ đó giúp cơ thể kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể không bị tăng đột ngột.

Cụ thể những nguyên tắc chung để xây dựng một chế ăn hợp lý cho người bệnh tiểu đường như thế nào sẽ được chúng tôi đề cập dưới đây.

Cân bằng năng lượng

Tuy người bệnh tiểu đường phải có chế độ ăn uống rất nghiêm ngặt nhưng vẫn phải đảm bảo được lượng năng lượng được hấp thụ đầy đủ để các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động tốt. Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Dưới đây là công thức năng lượng cần nạp vào cơ thể mỗi ngày:

benh-tieu-duong

Chia nhỏ những bữa ăn trong ngày

Thay bằng ăn theo chế độ 3 bữa 1 ngày thì chế độ ăn cho người tiểu đường sẽ chia ra làm 5-6 bữa/ngày. Như vậy thì bạn sẽ hạn chế việc tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và hạ đường huyết khi đói mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động một cách hiệu quả.

Chú ý:

Người bệnh lên nhai thức ăn thật kỹ, vì khi đó những chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ dễ dàng được hấp thụ vào bên trong cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ đủ dinh dưỡng sẽ tạo ra cảm giác lo khiến bạn không ăn quá nhiều mà không còn cảm giác khí chịu vì đói nữa.

 

SHARE
Với những sản phẩm chuyên biệt, mục tiêu của công ty Dynaseiki Việt Nam chúng tôi là chia sẻ những kiến thức về sức khỏe, nâng cao giá trị cuộc sống cho tất cả mọi người.